1
Bạn cần hỗ trợ?
Viber Zalo

Techcombank lên kế hoạch lãi 11.750 tỷ đồng trong năm 2019, đề xuất không chia cổ tức

Sáng ngày 13/4 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank – TCB) tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2019.

Lãi hơn 10.600 tỷ trong năm 2018, không chia cổ tức

Theo báo cáo của lãnh đạo Techcombank trình bày tại đại hội, ngân hàng vừa trải qua năm 2018 kinh doanh rất tích cực với lợi nhuận đạt hơn 10.660 tỷ đồng, tăng 32,7% so với 2017 và vượt 6,6% so với kế hoạch đề ra. Vốn điều lệ được tăng lên gần 35.000 tỷ đồng, gấp 3 lần so với 2017 và vượt hơn 60% so với kế hoạch. Vốn chủ sở hữu cũng được tăng mạnh thêm 92,2% lên 51.783 tỷ đồng, vượt hơn 15,2% so với kế hoạch.

Năm 2018, ngân hàng cũng đã tăng mạnh nhân sự thêm hơn 1.400 người, tương đương tăng thêm 17% so với 2017 lên 9.757 nhân sự. Thời gian trung bình của nhân sự làm ở Techcombank đạt 4,5 năm.

Với kết quả lợi nhuận trước thuế trên 10.600 tỷ, sau khi trích lập các quỹ, Techcombank còn lại 10.286 tỷ đồng có thể phân phối cho cổ đông, tuy nhiên ngân hàng sẽ không chia cổ tức mà giữ lại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. 

Lý giải việc không chia cổ tức, ông Hồ Hùng Anh, chủ tịch Techocmbank cho biết ngân hàng muốn giữ lại lợi nhuận để củng cố vốn chủ sở hữu, đảm bảo các yêu cầu về vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) như Basel II và tăng cạnh tranh trên thị trường.

Kế hoạch tăng trưởng 10%, phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên để tăng vốn

Kế hoạch 2019, ngân hàng muốn tăng tài sản thêm 17% lên 375.821 tỷ; huy động vốn (bao gồm cả chứng chỉ tiền gửi) tăng 32% lên 274.156 tỷ, dư nợ tín dụng tăng 13% lên 235.366 tỷ hoặc cao hơn trong mức Ngân hàng Nhà nước cho phép, lợi nhuận trước thuế tăng 10% lên 11.750 tỷ đồng.

Ngân hàng cũng muốn tăng vốn điều lệ thêm 100 tỷ lên trên 35.000 tỷ thông qua phát hành 10 triệu cổ phần ưu đãi (ESOP) cho nhân viên với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.

Bầu HĐQT và BKS nhiệm kỳ mới, xuất hiện người đến từ Warburg Pincus

2019 là năm kết thúc nhiệm kỳ cũ của HĐQT và Ban kiểm soát Techcombank nên đại hội lần này ngân hàng cũng sẽ bầu ra HĐQT và BKS nhiệm kỳ mới 2019 – 2024.

Theo danh sách các ứng cử viên vào HĐQT nhiệm kỳ mới có ông Hồ Hùng Anh, ông Nguyễn Đăng Quang, ông Nguyễn Thiều Quang, ông Nguyễn Cảnh Sơn, ông Đỗ Tuấn Anh, ông Lee Boon Huat, ông Saurabh Narayan Agarwal và ông Nguyễn Nhân Nghĩa (ứng cử thành viên độc lập). Như vậy có 2 người mới sẽ gia nhập HĐQT nhiệm kỳ này là ông Saurabh Narayan Agarwal và ông Nguyễn Nhân Nghĩa trong khi ông Nguyễn Đoan Hùng, thành viên HĐQT độc lập hiện tại của Techcombank sẽ rút lui.

Ông Saurabh Narayan Agarwal sinh năm 1981, quốc tịch Ấn Độ. Ông có trình độ Cử nhân chuyên ngành Công nghệ, Kỹ thuật điện; thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ, Vi điện tử; Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. Ông Saurabh Narayan Agarwal có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tài chính, đầu tư tài chính với các vị trí như chuyên gia phân tích cấp cao, giám đốc công ty McKinsey, New Delhi, Ấn Độ và New Jersey, Mỹ. Hiện ông Saurabh Narayan Agarwal đang là Giám đốc (tư vấn tài chính và quản lý) của Warburg Pincus New York, Mỹ và Singapore.

Ông Nguyễn Nhân Nghĩa sinh năm 1969, trình độ kỹ sư thiết kế công trình trên sông; thạc sĩ chuyên ngành kinh tế tài chính, chứng chỉ CFA. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ như Trưởng phòng dự án tài chính nông thôn thuộc Ban quản lý dự án tín dụng quốc tế Ngân hàng Nhà nước; Phó Giám đốc Sở giao dịch 3, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Phó Tổng giám đốc, Tổng Giám đốc Công ty liên doanh Quản lý Đầu tư BIDV.

Cổ đông muốn chấm dứt việc giữ lại lợi nhuận triền miên

(Tiếp tục cập nhật...)

 

Sưu tầm